Dù được chiết xuất từ bất kỳ giống nho nào từ Riesling đến Cabernet thì rượu vang luôn mang trong chúng vị ngọt, chỉ là từ không ngọt nhiều đến ngọt mà thôi. Nhưng trong thưc tế, con người không giỏi cảm nhận vị ngọt. Ví dụ như vị đắng hay vị tannin trong rượu vang đều được tạo ra từ đường, vị chua cũng vậy.
Vị ngọt cho từng loại vang như thế nào đều do nhà sản xuất vang quyết định. Thêm nữa là, đặc điểm và phong cách của các giống nho được chiết suất ra rượu vang đều có độ ngọt tương đương nhau. Nên vị ngọt có trong vang thường dao động từ gần như không ngọt đến ngọt 70% (như chai vang hiếm PX có nguồn gốc từ Tây Ban Nha).
Dưới đây là thước đo biểu thị độ ngọt của rượu vang theo từng giống nho.
Vì rượu vang có độ ngọt giới hạn nên bạn sẽ cần tinh tế hơn mới có thể cảm nhận độ ngọt thực sự của từng loại vang cụ thể. Bạn có thể dùng thước đo độ ngọt của từng giống nho để tìm ra con số chính xác về vị ngọt trong từng loại vang nhé. Chúng rất hữu ích đấy!
Cách đọc thước đo độ ngọt:
o Rượu vang có độ ngọt dưới 1% thường được gọi là không gọt (dry).
o Rượu vang có độ ngọt trên 3% thường được xem là ít ngọt (off dry) hoặc bán ngọt (semi-sweet).
o Rượu vang có độ ngọt trên 5% thường có một vị ngọt dễ nhận biết!
o Rượu vang tráng miệng có độ ngọt dao động từ 7-9%.
o 1% vị ngọt là từ 10g/l đường dư (gọi tắt là RS) sau quá trình lên men.
o 1% vị ngọt tương đương hoặc ít hơn 2g carb mỗi 5 đơn vị rượu chứa trong chai 150ml khi uống (5oz/150ml).
o 1% vị ngọt tương đương 6 calo (năng lượng) mỗi 5 đơn vị rượu có trong chai 150ml khi uống.
Bên cạnh đó những người uống rượu vang sẽ không thể phát hiện được độ ngọt dưới 1.5%. Điều đó nói lên rằng, người nếm rượu vang cần tự rèn luyện khả năng phản xạ của mình với độ ngọt trong khoảng 0.2% - điều này hoàn toàn có thể làm đươc!
Vị ngọt của rượu vang được có từ đâu?
Hàng ngàn năm về trước, những nhà làm rượu vang đã biết đến phương pháp dừng quá trình lên men để giữ lại lượng đường tự nhiên có trong rượu. Và đây là nơi tạo ra vị ngọt trong rượu vang.
Người đam mê rượu vang gọi chúng là “đường dư”, vì loại đường này đã được chuyển hóa thành vị ngọt cho rượu vang. Tất nhiên, với một vài loại vang kém chất lượng thì vị ngọt của chúng được tạo ra bằng cách cho thêm đường vào (được gọi là chaptalization – bạn có thể hiểu đơn giản là phương pháp cho thêm đường vào trong quá trình sản xuất rượu vang để tăng đồ cồn), nhưng điều này thường gây khó chịu với người dùng.
Không chỉ rượu vang, Champagne cũng có một thước đo vị ngọt riêng.
Nguồn: winefolly.com