Về cơ bản rượu mạnh chẳng hề có gì xấu cả, nó giúp chúng ta có dễ chịu, hưng phấn khi tham gia các buổi tiệc tùng, ca hát nhảy nhót ở những quán Bar; có những bữa ăn cùng bạn bè, người thân trong những dịp quan trọng hay tham gia các buổi tiệc rượu giao lưu với các khách hàng thân thiết, đối tác làm ăn.
Nhưng từ trạng thái dễ chịu, hưng phấn đó bạn sẽ ra sao nếu uống quá nhiều và được nghe câu "Say rồi đấy", hay bạn sẽ có cảm giác khó chịu, buồn nôn cùng với những hành động kỳ quặc mà ngay cả bản thân bạn cũng không điều khiển được.
>>>Xem thêm 6 biểu hiện ai cũng gặp phải khi say
Câu trả lời nằm trong bản chất của rượu. Hay chính xác hơn, trong ethanol, một thành phần tất yếu của rượu. Dưới đây là cách rượu làm cho bạn say.
Khi bạn uống rượu, ethanol hòa tan ở trong rượu di chuyển tự do trong cơ thể của bạn. Sau khi nó xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của bạn, nó đã có một chuyến đi trong máu của bạn, đi qua các màng tế bào và "dạo" qua trái tim. Nó đặc biệt thích lang thang trong não, tại đây nó khiến hệ thống thần kinh trung ương bị ức chế. Khi ở trong não, ethanol đi lang thang, giải phóng các dopamine gây cảm giác dễ chịu và liên kết với các cơ quan thụ cảm thần kinh.
Trong số các cơ quan thụ cảm này, ethanol sẽ đặc biệt liên kết với glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh thường kích thích các tế bào thần kinh. Ethanol không cho phép glutamate hoạt động và điều này làm cho não chậm đáp ứng với các kích thích.
>>>Xem ngay 5 bước giúp bạn tăng gấp đôi tửu lượng, uống không say
Ethanol cũng liên kết với axit gamma aminobutyric (GABA). Không giống như sự liên kết vớiglutamate, ethanol kích hoạt các thụ thể GABA. Các thụ thể này làm cho chúng ta cảm thấy bình tĩnh và buồn ngủ nên các chức năng của não hoạt động thậm chí còn chậm hơn. Tất nhiên, mức độ say còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa. Giới tính, tuổi tác, cân nặng - thậm chí là những thức ăn mà bạn đã ăn – tất cả đều có vai trò trong việc rượu khiến bạn say.
Tiêu để đã được sieuthiruoungoai.com.vn đặt lại
(Theo Vnreview)