Trong một ngành công nghiệp với nhiều thuật ngữ khó hiểu như ngành rượu, khách hàng muốn được chứng minh rằng loại rượu được dùng có liên quan đến thành phần cơ bản của nó hoặc nồng độ rượu được ghi trên nhãn chai là chính xác. Các loại rượu mạnh rất đa dạng, từ đó nồng độ rượu mạnh cũng sẽ khác nhau. Để phân biệt hoặc nhận biết được một loại rượu mạnh thì việc nắm được thông tin về nồng độ rượu là rất cần thiết. Vậy tiêu chuẩn về nồng độ rượu mạnh là như thế nào?
Sơ lược về lịch sử, trở về thế kỷ thứ 18 lần đầu tiên nhu cầu về “Proof” (là một đơn vị đo nồng độ cồn) xuất phát từ những người lính trong Hải quân Hoàng gia Anh, họ đã ngâm thuốc súng của họ trong rượu Rum như một thử nghiệm về tiềm năng của nó. Nếu thuốc súng này ướt mà vẫn bốc cháy thì điều đó chứng minh nồng độ cồn trong rượu đủ cao - 57% ABV (Nồng độ cồn trong rượu theo thể tích). Còn nếu nó không cháy thì tốt nhất là nên chuẩn bị tinh thần vì kế bên bạn là một nhóm người được huấn luyện và trang bị vũ trang đầy đủ và bạn vừa lãng phí rượu Rum của họ. Việc này nhằm mục đích để chứng minh rằng nếu những thùng rượu Rum này có vỡ trên thuyền đi chăng nữa thì cũng không làm thuốc súng trở nên vô dụng.
Các tiêu chuẩn về nồng độ rượu mạnh khác nhau, do quy mô khác nhau giữa Anh với Mỹ, cho đến thế kỷ 19 một cơ sở ở Mỹ đã đưa ra tỉ lệ về tiêu chuẩn nồng độ rượu mạnh. Một chai rượu ghi trên nhãn 50% ABV chính xác bằng "100 proof ". Việc này đôi lúc gây ra nhầm lẫn vào thời gian đó, giữa những con số trên chai, ví dụ như một chai rượu 160% ABV với một chai rượu "160 proof ". Tuy nhiên ngày nay thì đơn giản hơn để có thể hiểu được. Nhờ Cục thương mại và Cục Thuế về đồ uống có cồn và thuốc lá đã đưa ra các yêu cầu cần thiết phải ghi trên nhãn chai rượu mạnh, nên giờ bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được nồng độ rượu mạnh.
Ngoài việc nhìn vào nồng độ rượu tiêu chuẩn của loại rượu mạnh được ghi trên nhãn chai, con số sẽ cho bạn biết chính xác có bao nhiêu nồng độ cồn (ABV) trong chai, ngoài ra còn một vài thuật ngữ khác dễ bắt gặp khi tìm mua một loại rượu mạnh:
- Cask Strength: Thuật ngữ này có nghĩa là tại thời điểm được đóng chai, loại rượu mạnh này còn nằm trong thùng và không có thêm bất cứ hương liệu nào vào đó nữa nên thường có nồng độ rượu cao hơn mức trung bình từ 40 - 50% ABV. Thường được dùng làm rượu Whisky và Bourbon.
- Barrel Proof / Barrel Strength: Giống như "Cask Strength" thuật ngữ này có nghĩa là nồng độ rượu ghi trên nhãn chai bằng với nồng độ khi còn trong thùng.
- Navy Strength: Thuật nghữ này thường ám chỉ tới loại rượu Gin hoặc rượu Rum, và thường chỉ xuất hiện ở các loại rượu mạnh hơn mà theo truyền thống là vào 57% ABV (mặc dù loại rượu mạnh đó có thể cao hơn, thậm chí gần 70% ABV)
- Overproof: Thuật ngữ này có thể hoán đổi với thuật ngữ "Navy Strength", đều dùng để chỉ ra các loại Gin hoặc Rum trên 57% ABV.
- Single Cask: Thuật ngữ này không nói về nồng độ rượu mạnh, nó có nghĩa là loại rượu mạnh này không được pha trộn từ nhiều thùng khác nhau, nó là sản phẩm từ một thùng ủ rượu duy nhất. (Khác với Single Malt).
- Double Barrel / Double Wood: Giống như Single Cask, thuật ngữ này không chỉ về nồng độ rượu, nhưng nói về số lần một loại rượu mạnh được ủ trong thùng gỗ; điều này không bắt buộc phải ghi trên nhãn, nhưng nhà sản xuất có thể đưa nó vào trong lời giới thiệu, nơi mô tả hương vị của loại rượu mạnh đó.